PHƯƠNG PHÁP TĂNG PHẢN XẠ XUỐNG SỮA SAU SINH

PHƯƠNG PHÁP TĂNG PHẢN XẠ XUỐNG SỮA SAU SINH

Xuống sữa sau sinh là một trong những vấn đề được nhiều mẹ sau sinh quan tâm, đặc biệt là với những mẹ "tập đầu". Những yếu tố nào làm ức chế phản xạ xuống sữa? Làm sao tăng khả năng tiết sữa? Hãy cùng Spectra Baby tìm hiểu giải pháp ba mẹ nha! 

1. Phản xạ xuống sữa sau sinh là gì?

Đa số các mẹ sau sinh đều tự cảm nhận được phản xạ xuống sữa. Phản xạ xuống sữa được hiểu đơn giản là khi bé bú mẹ trực tiếp, miệng và lưỡi của bé tiếp xúc trực tiếp với núm vú và quầng ngực của mẹ. Lúc này tuyến yên, tuyến nội tiết sẽ tạo ra 2 loại hormone đó là prolacin và oxytocin giúp kích thích các nang sữa thắt liên tục, sữa sẽ được phóng ra một cách tự nhiên và liên tục tạo thành phản xạ xuống sữa, tiết sữa khi bé bú mẹ.

Mô tả phản xạ tiết sữa và xuống sữa của mẹ khi cho con bú

Mỗi cữ bú của bé trung bình mỗi bên ngực sẽ xuống sữa khoảng 2,2 lần. Nếu như phản xạ xuống sữa của mẹ càng nhiều thì bé sẽ bú được càng nhiều sữa.

Não bộ của các mẹ bầu sẽ mất khoảng từ 1 - 2 phút để kích thích phản xạ tiết sữa và phản xạ xuống sữa sẽ kéo dài trung bình khoảng 3 phút. Các mẹ sẽ cảm nhận được xuống sữa trong khoảng từ 20 - 30s.

2. Những yếu tố làm ức chế phản xạ xuống sữa của mẹ?

Việc phản xạ xuống sữa ở các mẹ sẽ diễn ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, một số mẹ không thể xuống sữa tự nhiên, khiến bé không đủ sữa để bú. Sau đây sẽ là một vài yếu tố gây ức chế xuống sữa ở mẹ sau sinh. Các mẹ có thể tham khảo để tránh mắc phải tình trạng này.

  • Áp lực về thời gian: nhiều mẹ không có đủ thời gian để cho con bú do thường xuyên, phải xa con nhiều giờ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xuống sữa.
  • Sức khỏe của mẹ không ổn định: điều này sẽ làm giảm tiết sữa của mẹ.
  • Stress: Các mẹ sau sinh nếu thường xuyên bị stress, mệt mỏi, có nhiều chuyện buồn cũng sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa tự nhiên.​

Mẹ căng thẳng (stress) sẽ làm ức chế phản xạ xuống sữa

 

  • Dùng quá nhiều cafein: khi mẹ sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cafein như cà phê, socola sẽ khiến cơ thể bị mất nước, sữa cũng tiết ít hơn. Ngoài ra, chất kích thích này có thể truyền từ mẹ sang con thông qua sữa mẹ làm cho bé bị mất ngủ, quấy khóc.
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia: những chất này sẽ làm cho tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả, làm thay đổi mùi vị của sữa. Cồn có thể truyền từ sữa mẹ sang con gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Sử dụng các loại thuốc: nếu mẹ cần điều trị bệnh gì trong thời gian cho con bú mà cần phải uống thuốc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con. Vì vậy, trong giai đoạn cho con bú nếu cần phải uống thuốc các mẹ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi uống nhé.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: trong thuốc tránh thai có chứa estrogen làm giảm tiết sữa mẹ, các mẹ chỉ nên dùng thuốc tránh thai dành cho mẹ đang cho con bú (progesterone).

3. Cách hỗ trợ sữa mẹ xuống nhiều sữa sau sinh

Nhiều mẹ sau sinh không có sữa cho con hoặc sữa tiết ra ít không đủ cho con bú. Sau đây sẽ là một số mẹo để có nhiều sữa sau sinh, mời các mẹ tham khảo để thực hiện khi cần:

  • Khi sử dụng máy hút sữa mẹ cần có tâm lý thoải mái, hút sữa ở nơi quen thuộc. Trong khi hút sữa có thể vừa hút vừa xem chương tivi với các chương trình giải trí, nghe nhạc... để tâm lý được thoải mái
  • Không nên nhìn chằm chằm vào máy hút sữa để xem sữa có ra nhiều hay không. Việc làm này sẽ khiến mẹ bị áp lực gây ức chế phản xạ xuống sữa
Giữ tâm trạng thư thái, thoải mái khi hút sữa
  • Để những đồ dùng của con bên cạnh, hoặc ngắm nhìn con khi hút sữa, tưởng tượng bé đang bú trực tiếp. Như vậy sẽ kích thích được sữa xuống nhiều hơn.
  • Trong khi cho bé bú 1 bên có thể hút hoặc vắt sữa ở ngực còn lại song song.
  • Cho bé bú/ hút sữa đúng cữ: việc cho bé bú đúng cữ và liên tục sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn. Sữa mẹ sẽ phục hồi được 40% sau 1h đồng hồ, 75% sau 2h đồng hồ kể từ lần bú trước của bé. Trong tháng đầu tiên sau sinh có thể bé sẽ khó khăn trong việc bú mẹ do đầu vú quá to. Các mẹ hãy kiên trì mỗi ngày để cho bé bú liên tục để phản xạ xuống sữa diễn ra mạnh hơn.
  • Massage bầu vú: việc massage sẽ kích thích dây thần kinh quanh quầng vú và đầu vú. Mỗi lần massage nên diễn ra trong khoảng từ 1 - 2 phút, nếu chỉ trong 30s sữa đã xuống thì các mẹ có thể vắt hoặc hút sữa luôn, không cần massage thêm.

Cách massage: các mẹ sử dụng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực trong khoảng 30 giây, sau đó dùng 5 đầu ngón tay chụm lại và dần thu tay về quầng vú. Lực massage cũng không nên quá mạnh hoặc quá nhẹ. Khi có sữa xuống thì dừng.

Các bước massage bầu ngực mẹ để tăng phản xạ xuống sữa

Để hút - kích sữa hiệu quả khi lựa chọn máy hút sữa mẹ cần được tư vấn dòng máy hút sữa phù hợp với nhu cầu, cơ địa và ngân sách của mẹ. Ngoài ra, chính sách bảo hành máy cũng quan trọng không kém, nếu mẹ mua máy thanh lý hoặc không có Trung tâm Bảo hành tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi máy xảy ra sự cố, nhưng mẹ không thể bỏ lỡ bất cứ cữ hút sữa nào vì dễ bị tắc tia sữa.

Khi ba mẹ đặt hàng trực tiếp tại chính hãng Spectra Baby Store sẽ nhận được những trải nghiệm với dịch vụ "5 sao"
- Tư vấn dòng máy hút sữa phù hợp nhu cầu, cơ địa và ngân sách của mẹ
- Liên hệ hỗ trợ kích hoạt bảo hành cho mẹ theo ngày dự sinh (nếu chưa sinh bé)
- Hướng dẫn mẹ vệ sinh phụ kiện đúng chuẩn và quy trình hút - kích sữa hiệu quả cho mẹ "tập đầu"
- Đồng hành cùng ba mẹ trong suốt quá trình sử dụng máy hút sữa, hỗ trợ mẹ nhanh nhất có thể khi mẹ cần.
- Bảo hành chính hãng 12 tháng với 4 TT Bảo hành trên toàn quốc (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ) với thời gian sửa chữa chỉ từ 30 phút - 60 phút.
 
Spectra - Giải pháp nuôi con bằng sữa mẹ!

Cẩm nang

Bài viết liên quan

PHƯƠNG PHÁP TĂNG PHẢN XẠ XUỐNG SỮA SAU SINH

PHƯƠNG PHÁP TĂNG PHẢN XẠ XUỐNG SỮA SAU SINH

Xuống sữa sau sinh là một trong những vấn ...

NHỮNG DƯỠNG CHẤT TRONG SỮA MẸ

NHỮNG DƯỠNG CHẤT TRONG SỮA MẸ

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đảm bảo sự phát triển toàn diện. Các thành phần trong sữa mẹ không c...

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH SAU KHI HÚT

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH SAU KHI HÚT

Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Với những mẹ sau kỳ n...